Cây giống dừa Xiêm dây , Xiêm lùn , Xiêm xanh , dừa dứa ...... 29.000đ - 38.000đ/cây
Dừa sáp , dừa ta
Giao hàng tận nơi
The Gioi Cay Giong . since 1993
-- 20 năm tuyển chọn giống cây trồng --
0906194819 - Hòa ( phụ trách toàn quốc)
0988868620 - Nhẫn ( khu vực Đông nam bộ )
ĐC:Ấp 14 - Long Trung - Cai Lậy - Tiền Giang
CN Bình Dương: Ấp 3 - Trừ Văn Thố - Bến Cát - BD
-- 20 năm tuyển chọn giống cây trồng --
0906194819 - Hòa ( phụ trách toàn quốc)
0988868620 - Nhẫn ( khu vực Đông nam bộ )
ĐC:Ấp 14 - Long Trung - Cai Lậy - Tiền Giang
CN Bình Dương: Ấp 3 - Trừ Văn Thố - Bến Cát - BD
Chọn giống dừa nào để trồng cho hiệu quả kinh tế cao
Dừa là loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng, phát triển 50-60 năm, sinh sống tại vùng nước lợ. Có một số giống dừa cho năng suất cao như giống dừa dâu cho năng suất thu hoạch khoảng 90-120 trái/năm, dừa ta thu hoạch khoảng 70-100 trái/năm. Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.
Chọn giống dừa:
Khi trồng dừa, việc đầu tiên phải nghĩ đến là chọn giống. Đây là khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định cho sự thành bại cho mảnh vườn dừa, gắn liền gần suốt một đời người. Qua thực tế nhận thấy ở nhiều vùng trọng điểm trồng dừa của tỉnh (vùng lợ), hàng năm bị nước mặn 4‰xâm nhập 3-4 tháng nhưng nhiều giống dừa phát triển rất tốt, năng suất cao, chứng tỏ các giống dừa thích hợp nhiều ở vùng nước lợ. Khi chọn giống chúng ta cần phân biệt có hai nhóm giống là dừa cao và dừa lùn.
Giống dừa cao gồm có dừa ta (xanh, vàng); dừa dâu (xanh, vàng); dừa bung. Dừa ta, dừa bung thường có gốc to, đường kính gốc 0,6-0,7m, thân to khoảng 0,30m, cây cao 20-25m, tuổi thọ 50-60 năm, cho trái to hơn dừa dâu, thường 8-12trái/tháng, đến khi dừa lão vẫn cho trái ổn định, gốc rễ chắc chắn, có thể chịu được gió bão. Nhóm dừa này thụ phấn chéo hoàn toàn nên trái cũng bị lai hoàn toàn.
Dừa dâu thường có gốc nhỏ, khoảng 0,5-0,6m, thân nhỏ khoảng 0,25m, cây cao 10-15m, tuổi thọ 35-45 năm, cho trái nhỏ hơn dừa ta, thường 12-15trái/tháng, nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi dừa dâu có thể giảm năng suất. Khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ. Nhóm dừa này (gần như nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn) vừa có thụ phấn chéo nhưng vừa có tự thụ phấn, khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng khi trồng ra từ một giống nhưng cho các cây trái màu xanh, màu vàng..
Giống dừa lùn bao gồm dừa xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo (xanh, vàng); dừa Tam Quan; dừa Mã Lai, dừa dứa (loại trái nhỏ),… thường có đường kính gốc khoảng 0,35m, cây cao 10-12m, tuổi thọ 25-35 năm, trái nhỏ, thường 12-15trái/tháng. Nếu ít bón phân, thiếu chăm sóc, thiếu đất bồi nhóm dừa này cũng cho trái rất nhỏ, khi lão dừa nhỏ đọt, lá ngắn. Nhóm dừa này tự thụ phấn hoàn toàn nên rất ít khi bị lai.
- PB 121: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Tây Phi.
- PB 141: Dừa lùn xanh Ghiné xích đạo x Cao Tây Phi.
- JVA 1: Dừa lùn vàng Mã Lai x Cao Hijo.
- JVA 2 : Dừa lùn đỏ Mã Lai x Cao Hijo.
Các giống này cho trái 3-4 năm sau khi trồng, năng suất 100-150trái/cây/năm, cây thấp dễ thu hoạch, chịu hạn tốt, có khả năng kháng sâu bệnh.
Cách chọn giống
Chọn cây dừa mẹ:
Tuổi cây mẹ: Giống dừa cao: Từ 15 - 30 năm.
Giống dừa lùn:Từ 10 - 15 năm.
Năng suất: Dừa cao: Từ 70-100 trái/cây/năm;
Dừa lùn: Từ 100-120 trái/cây/năm.
Thân phát triển bình thường, không dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng.
Chọn trái giống:
Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.
Trái giống đều đặn, không dị dạng, không bị sâu bệnh.
Trồng dừa
Cây dừa là loại cây chịu ánh sáng hoàn toàn, không muốn cây khác che khuất, không thích bị lòn cuối dưới bóng cây khác, thích một khoảng đất rộng cao ráo đủ để sẵn sàng ra rễ, hút nước và dinh dưỡng, cung cấp lên ngọn, ra lá sum sê để quan hợp cùng ánh sáng mặt trời giúp cây lớn lên và phát triển, cho trái nặng quằn và vị ngọt thanh. Nhìn vào ngọn cây thấy lá ra đến đâu thì có thể rễ ra khoảng đấy, ngược lại thấy rễ ra chung quanh gốc ta biết lá vươn ra đến đâu. Do đó, ta dựa vào đặc điểm này mà xới đất bón phân, bồi bùn, bố trí khoảng cách trồng dừa hay trồng xen cho thích hợp. Dân gian có câu “Trồng dừa đừng cho giao lá”. Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo điều kiện đất đai và giống dừa. Đối với loại đất tốt, nhóm dừa cao trồng cách khoảng 8,5m-9m, dừa lùn cách khoảng 6-7m. Với loại đất xấu, nhóm dừa cao trồng 7-8m, dừa lùn 5-6m. Nếu trồng xen các loại cây khác thì khoảng cách có thể thưa hơn khoảng 1m và cây trồng xen cách gốc dừa ít nhất là 2m.
Việc chăm sóc dừa cũng rất phức tạp và phải đúng cách. Liều lượng phân bón cho dừa tùy thuộc vào giống dừa và loại đất, có trồng xen hay không, màu lá trên cây dừa xanh biếc hay đã ngã vàng, nhưng có thể áp dụng công thức như sau:
Tuổi cây (năm) | Loại phân (g/cây/năm) | ||
Đạm (Uréa) | Super lân | KCL (Kali) | |
1 | 150 | 1.000 | 200 |
2 | 200 | 1.000 | 200 |
3 | 300 | 1.000 | 400 |
4 | 600 | 1.000 | 600 |
5 | 800 | 1.000 | 800 |
Trưởng thành | 800-1.000 | 1.000-1.500 | 800-1.000 |
Bón phân ít nhất mỗi năm 2 lần vào đầu và gần cuối mùa mưa. Có vài cách bón phân cho dừa. Thứ nhất, đào rãnh xung quanh gốc, cách gốc 1,5-2m, bón phân vào rãnh và lấp đất lại. Thứ hai là đào từ 10-12 lỗ xung quanh gốc, cách gốc 1,5-2m, sâu từ 10-15cm, bón phân xuống lỗ lấp đất lại. Ngoài ra, ta cũng có thể rải phân chung quanh gốc dừa sau đó bồi bùn vào đầu mưa.
Đối với những vùng đất cao nên tưới nước cho dừa vào mùa khô. Lúc cây mới trồng 1-2 tuổi hàng tháng phải xịt thẳng vào đọt một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa, chậm lớn ở tuổi còn non. theo vietlinh
The Gioi Cay Giong . since 1993
-- 20 năm tuyển chọn giống cây trồng --
0906194819 - Hòa ( phụ trách toàn quốc)
0988868620 - Nhẫn ( khu vực Đông nam bộ )
ĐC:Ấp 14 - Long Trung - Cai Lậy - Tiền Giang
CN Bình Dương: Ấp 3 - Trừ Văn Thố - Bến Cát - BD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét